Thực hư công dụng của cậy lược vàng trong y học. Tác dụng của cây lược vàng trong y học là gì. Cậy lược vàng chữa đươc những bệnh gì . Cây lược vàng có phải là thần dược ?Công dụng của cậy lược vàng trong y học - Theo dân gianCây lược vàng (còn gọi là lan vòi) là cây thuộc họ thài lài, có tên khoa học là Callisia fragrans. Lược vàng còn là một loại cây cảnh, dễ trồng, dễ chăm sóc, có tác dụng chữa được nhiều loại bệnh.
Lược vàng có lá dài, nhiều tầng, thân bò, có hoa trắng dạng dây. Cây lược vàng là loại dược liệu khá an toàn. Tuy nhiên, không nên sử dụng lâu ngày, không sử dụng ở liều cao.
Cây lược vàng được phát hiện về tác dụng chữa bệnh đầu tiên tại Mehico, về sau những tin tức về khả năng thần kỳ của nó được truyền bá sang Nga, và thật sự tại Nga lược vàng mới được trọng dụng như 1 thần dược, đã có rất nhiều báo cáo khoa học và các tài liệu lâm sàng về thành phần hoạt chất sinh học, tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng ra đời tại đất nước này.
Một số tác dụng nổi trội của cây lược vàng- Tác dụng kháng khuẩn, nhất là đối với những chủng vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp.
- Tác dụng tăng cường miễn dịch.
- Tác dụng chống ôxy hóa.
- Lược vàng có tác dụng chống viêm mạn, tác dụng giảm đau ngoại biên và ức chế một số dòng tế bào ung thư ở mức độ trung bình.
- Lược vàng không có tác dụng giảm đau theo cơ chế thần kinh trung ương, không gây hạ huyết áp.
- Ngăn ngừa và hỗ trợ trong việc điều trị ung thư, các khối u ác tính.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Canada, dịch ép từ cây lược vàng rất giàu các chất kích thích sinh học có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư. Trong lược vàngchứa các chất có hoạt tính sinh học gồm flavonoid, steroid và nhiều khoáng tố vi lượng có lợi cho sức khoẻ:- Chất flavonoid đóng vai trò như vitamin P có khả năng làm bền mạch máu và tăng tác dụng của vitamin C. Quercetin là một chất chống oxy hoá tế bào mạnh, có khả năng ngăn ngừa và kháng ung thư, các khối u ác tính.
- Chất phytosterol trong cây Lược Vàng có tác dụng chống xơ cứng và kháng ung thư.
Hỗ trợ việc điều trị các bệnh về gan, phổi, thận, dạ dày, huyết áp, đau nhức xương khớp.- Chất Flavonoid còn có tác dụng làm giảm thương tổn gan, bảo vệ chức năng gan khỏi một số độc tố như CCl4, benzen, ethanol, CHCl3…Ngoài ra Flavonoid còn giúp làm tăng lượng glycogen trong gan điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chức năng giải độc gan, hỗ trợ trong việc điều trị viên gan, xơ gan, bảo vệ tế bào gan hiệu quả, kích thích mật, chống co thắt ở những tổ chức cơ nhẵn (túi mật, ống dẫn mật, phế quản….), chống viên loét dạ dày, tá tràng, thông mật, đau nhức xương khớp, viêm thận.
- Trên hệ tim mạch, flavonoid có tác dụng làm tăng biên độ co bóp và tăng thể tích/ phút của tim, hồi phục tim khi bị ngô độc bởi CHCl3, quinin, methanol, ổn định nhịp tim.
Theo dân gian, cây lược vàng còn có các tác dụng khác như:- Bệnh răng lợi, viêm họng, phế quản, ho, rát cổ, long đờm.
- Bệnh đại tràng, nhuận tràng, thông đại tiểu tiện, ăn ngủ tốt.
- Vết thương, bỏng, cầm máu, tiền liệt tuyến, sỏi thận, mỡ máu, đường trong máu.
- Bệnh gút, tai biến não.
- Bệnh u, bướu, ung thư sau mổ.
- Cảm hàn, tê liệt chân tay.
- Bệnh nổi mẩn, ngứa.
Kết quả nghiên cứu từ phía nhà khoa học tại Việt Nam
"
Kết quả nghiên cứu về cây lược vàng mà lâu nay vẫn được dân gian coi như cây "thần dược" chữa bách bệnh thực chất không có tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây viêm cấp thực nghiệm bằng caragenin, đặc biệt còn gây chết súc vật thí nghiệm ở liều uống cao......".
Kết quả nghiên cứu ban đầu của Viện Dược liệu trùng hợp với đánh giá sơ bộ của các chuyên gia y dược học mà báo
Sức khỏe & Đời sống đã nhiều lần đăng tải, cảnh báo.
"Thần dược" hay sự đồn thổi?Giải thích lý do về việc nhóm các nhà khoa học của Viện Dược liệu quyết định nghiên cứu về cây "thần dược" lược vàng với đề tài "Bước đầu nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây lược vàng", TS. Nguyễn Minh Khởi, Viện trưởng Viện Dược liệu cho biết, thời gian qua có khá nhiều người dân đã liên lạc với Viện Dược liệu để tìm câu trả lời về cây lược vàng, do đó tháng 9/2008, một nhóm các nhà khoa học đang công tác tại Viện đã vào cuộc. TS. Khởi cũng cho hay, việc nghiên cứu này nhằm góp phần tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng cây lược vàng làm thuốc một cách hiệu quả và an toàn, đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của nhân dân.
TS. Trịnh Thị Điệp, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết,
cây lược vàng (tên khoa học là Callisi fragrans) là cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian ở Nga và có thông tin cho rằng ở Nga loại cây này được dùng để chữa nhiều chứng bệnh như viêm đường hô hấp, viêm răng lợi, viêm đường tiết niệu, bệnh dạ dày, đau xương khớp đến các bệnh về tim mạch, huyết áp, thậm chí cả ung bướu... nhưng trên thế giới có rất ít các công bố khoa học về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây lược vàng.
- Tại Việt Nam, cây lược vàng chưa được nghiên cứu mà chủ yếu mới chỉ được dùng chữa bệnh theo kinh nghiệm. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của nhóm thu được thật bất ngờ. Về kết quả thử tác dụng chống viêm cấp trên thực nghiệm với liều dùng tương đương với 50g dược liệu tươi/kg thể trọng chuột cho thấy
lược vàng không có tác dụng chống viêm, thậm chí cao chiết cồn 50% từ thân lược vàng còn tăng phản ứng viêm.
- Về khả năng kháng khuẩn, trong 3 chủng vi khuẩn thường gặp, cao chiết của lá và thân lược vàng có tác dụng kháng khuẩn đối với Staphylococcus aureus nhưng phải ở nồng độ rất cao so với kháng sinh tham chiếu là azithromycin. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy
cao chiết lá và thân lược vàng còn có độc tính cấp, gây chết chuột thí nghiệm ở liều uống cao tương đương với từ 2.100g-3.000g dược liệu tươi/kg thể trọng.
Sẽ có nghiên cứu chuyên sâu hơnTheo TS. Trịnh Thị Điệp đại diện nhóm nghiên cứu, về nguyên tắc, có độc tính không có nghĩa là không nên dùng mà vấn đề đáng quan tâm là liều dùng nào đạt được tác dụng dược lý mong muốn và liều dùng nào gây ảnh hưởng không có lợi với sức khỏe con người.
Bởi trên thực tế một số loại thuốc có liều độc vẫn có thể được chấp nhận dùng để chữa bệnh nhưng phải đặt dưới sự theo dõi của bác sĩ điều trị.-
Với cây lược vàng, liều sử dụng trên súc vật thí nghiệm không phải là liều sử dụng cho người. Nếu so với liều dùng bình thường, như người dân sử dụng 5-6 lá/ngày thì liều độc gây chết (50%) thì phải gấp 1.000 lần như thế, điều này đồng nghĩa với việc
người dân không nên xay cây lược vàng nhiều như rau má để uống.
- Qua kết quả nghiên cứu bước đầu này, nhóm nghiên cứu chưa thể khẳng định rằng người dân sử dụng với liều lượng 5 - 6 lá/ngày có bị ảnh hưởng đến sức khỏe hay không. Đồng thời, tuy các kết quả nghiên cứu dược lý ban đầu chưa làm sáng tỏ tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng nhưng cũng đã cho thấy rằng lược vàng phải chứa các thành phần có hoạt tính sinh học mạnh thì mới có ảnh hưởng rõ đến chuột thực nghiệm. Vì thế cần phải tiến hành một nghiên cứu sâu hơn mới có thể đưa ra kết luận cuối cùng về vấn đề này. Do đó,
TS. Điệp khuyến cáo khi các nhà khoa học chưa đưa ra kết luận cuối cùng về tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng, người dân hãy thận trọng khi sử dụng loại cây vốn được đồn thổi là "thần dược" có thể chữa bách bệnh này.Hiện tại, Viện Dược liệu đã đề nghị Bộ Y tế cho tiến hành một đề tài nghiên cứu cấp Bộ về vấn đề này để có thể nghiên cứu về cây lược vàng đầy đủ và toàn diện hơn nhằm làm sáng tỏ xem cây này có tác dụng thực sự như dân gian truyền miệng hay không và hoạt chất thực sự của nó là gì. Trên cơ sở đó sớm cung cấp những thông tin khoa học chính xác để trả lời dư luận, giúp người dân sử dụng cây lược vàng an toàn và hiệu quả.
Theo đó nếu đề tài được phê duyệt, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục thực nghiệm thử về kháng khuẩn, thử chống viêm trên mô hình khác (gây viêm bằng các tác nhân khác), thử tác dụng hạ đường huyết và khả năng trên hệ miễn dịch xem có khả năng kích thích hệ miễn dịch hay không. Đặc biệt, sẽ tiến hành thử nghiệm trên động vật thí nghiệm trong thời gian dài. Sau đó làm xét nghiệm sinh hóa kiểm tra trên tế bào gan thận, xem có ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của cơ thể hay không. "Nếu không nghiên cứu chuyên sâu về loại cây này có thể sẽ làm lãng phí một nguồn dược liệu dễ trồng nhưng cũng có thể không phát hiện ra yếu tố không có tác dụng tốt cho sức khỏe con người" - TS. Điệp Nhấn Mạnh.
Nguồn trích dẫn từ : www.suckhoedoisong.vn